THAM QUAN 7 KHU LĂNG TẨM ĐẸP NHẤT XỨ HUẾ

THAM QUAN 7 KHU LĂNG TẨM ĐẸP NHẤT XỨ HUẾ

Huế được mệnh danh là vùng đất của các công trình kiến trúc cổ và vô vàn danh lam thắng cảnh mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử. Trong số đó những lăng tẩm Huế luôn là địa điểm gây tò mò và thu hút du khách bởi nét cổ kính, bí ẩn. Sau đây, Yourtour sẽ giới thiệu đến bạn 7 lăng tẩm ở Huế sở hữu nhiều giá trị lịch sử đặc biệt qua các thời kỳ.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020

 

1, Lăng Tự Đức

Sinh thời, vua Tự Đức nổi tiếng là người hiền lành, biết lo toan cho đất nước và có trình độ cao về học vấn Đông Dương, đặc biệt là Nho học. Vốn là người thường ốm đau, bệnh tật, thế nên vua Tự Đức đã cho xây dựng khu lăng tẩm này làm nơi để nghỉ ngơi, tạm quên đi việc triều chính, tranh chấp và rối ren chốn kinh kỳ, đồng thời để phòng khi qua đời đột ngột. Lăng Tự Đức được hoàn thành vào năm 1873, 10 năm trước khi vua Tự Đức băng hà.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 1

Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên đến đây, bạn sẽ phải ngạc nhiên với cảnh sắc thơ mộng, non nước hữu tình. Lăng Tự Đức được chia thành hai khu vực chính gồm khu vực tẩm điện và lăng mộ với gần 50 công trình lớn nhỏ trải dài. Các công trình được bố trí hài hòa, không quá dày đặc, nằm yên bình giữa nào hàng thông xanh rì. Tất cả tạo nên tổng thể không gian lăng vừa giữ trọn vẹn sự uy nghiêm bậc nhất của chốn đế vương, vừa phảng phất hơi thở lãng mạn, bay bổng đúng chất vị vua có tâm hồn thi sĩ.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 2

Khiêm Cung Môn: Khiêm Cung Môn là công trình hai tầng dạng vọng lâu dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây, chính giữa là điện Hòa Khiêm ngày nay là nơi dùng để thờ vua và hoàng hậu.

Điện Lương Khiêm: Nằm ở phía sau điện Hòa Khiêm trong Khiêm Cung Môn, xưa vốn là chỗ nghỉ ngơi của vua, sau được dùng là nơi thờ vong linh bà Từ Dũ mẹ vua Tự Đức, bên phải điện là Ôn Khiêm Đường là nơi cất đồ ngự dụng.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 3

Nhà hát Minh Khiêm: Nằm ở phía sau điện Hòa Khiêm trong Khiêm Cung Môn, xưa vốn là chỗ nghỉ ngơi của vua, sau được dùng là nơi thờ vong linh bà Từ Dũ mẹ vua Tự Đức, bên phải điện là Ôn Khiêm Đường là nơi cất đồ ngự dụng.

Đảo Tịnh Khiêm: Là nơi mảnh đất trồng hoa và nuôi thú, nhà vua thường hay đến nay để thưởng hoa, làm thơ và đọc sách, có 3 cây cầu bắt qua dẫn đến đồi thông.

Khu Lăng Mộ: Là công trình quan trọng nhất nơi Lăng Tự Đức, thế nên khu lăng mộ của vua được xây dựng ngay phía sau tẩm điện. Đây là nơi đặt tấm bia đá nặng 20 tấn khắc bài Khiêm Cung Ký do chính vua Tự Đức biên soạn. Ông tự nhận tội mình: “Không sáng suốt trong việc biết người, ấy là của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta; hàng trăm việc không làm được, đều là tội của ta cả…” Trong bài văn, ông cũng nhắc đến những rủi ro, bệnh tật và nỗi niềm của mình khi còn tại thế.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 4

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Lăng Tự Đức vẫn ở đấy như một minh chứng rõ nét nhất về một thời lẫy lừng của vị vua uyên bác, thâm sâu ngày trước. Tương tự những công trình cổ kính khác tại Huế, Lăng Tự Đức hệt bức tranh cổ kính phảng phất dư vị hoài cổ nhưng vẫn quyến rũ và hấp dẫn đến lạ.

 

2, Lăng Gia Long

Lăng Gia Long hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng, là nơi an giấc ngàn thu của vị vua sáng lập triều Nguyễn cùng với người vợ đồng cam cộng khổ Thừa Thiên Hoàng Hậu. Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814, đến năm 1820 mới hoàn tất. Vua Gia Long quan niệm rằng “sống gửi thác về”, nên ông đã mất rất nhiều năm để chọn nơi an giấc cho mình. Lăng Gia Long nằm ở xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế 20km về hướng Tây. Đây là khu vực hoàn toàn bị cô lập, phương tiện duy nhất đến đây là đường thủy.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 5

Đường vào lăng Gia Long rợp bóng cây và là con đường lãng mạn nhất so với tất cả các lăng mộ khác. Lăng tọa lạc trên ngọn đồi cao nhất trong số 42 ngọn đồi lớn nhỏ của vùng núi Thiên Thọ phủ đầy những đồi thông xanh mát. Hồ sen bao bọc len chảy qua những công trình lăng, sắc hồng của những cánh sen sẽ rực rỡ khi vào mùa, hương sen sẽ lan tỏa cả khắp núi đồi. Xa xa là những đàn trâu, đàn cò như đang quấn quýt nhau làm bạn. Những con đường khúc khuỷu uốn lượn, quanh năm thơm mùi cỏ non và rợp bóng thông xanh.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 6

Lăng có kiến trúc khá đơn giản so với lăng của các vị vua khác. không nguyên tắc đối xứng, không nhiều những công trình an dưỡng để vua nghỉ ngơi thư giãn khi lên thăm lăng lúc còn tại vị. Các công trình chủ yếu được đặt theo chiều ngang. Tổng thể lăng chia làm 3 khu vực:

Phần chính giữa là khu lăng mộ của vua và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Qua khỏi sân chầu với các hàng tượng đá uy nghiêm và 7 cấp sân tế là Bửu Thành ở đỉnh đồi. Bên trong Bửu Thành có hai ngôi mộ đá, dạng thạch thất, được song táng theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức” – một hình ảnh đẹp của hạnh phúc và thủy chung.

Bên phải khu lăng là khu vực tẩm điện với điện Minh Thành là trung tâm. Điện Minh Thành được dùng để thờ Hoàng đế và Hoàng hậu thứ nhất. Bên trong điện Minh Thành, ngày trước có thờ nhiều kỷ vật gắn bó với cuộc đời chinh chiến của vua Gia Long như cân đai, mũ, yên ngựa.

Bên trái khu lăng là Bi Đình, nay chỉ còn một tấm bia lớn ghi bài văn bia “Thánh đức thần công” của vua Minh Mạng ca ngợi vua cha, được chạm khắc tinh tế và sắc sảo.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 7

Khách du lịch thường nhận xét rằng, tuy nằm khá xa trung tâm thành phố nhưng lăng Gia Long là nơi mà bạn nên đến thăm. Dù là đến tham quan để hiểu thêm về vị vua có cuộc đời phong ba bão táp hay để thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên, lăng Gia Long chắc chắn sẽ là nơi để lại nhiều ấn tượng cho bạn.

 

3, Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng là nơi hiếm hoi giữ nguyên cho mình nét đẹp rất truyền thống, rất cổ xưa và đậm đà màu sắc của Nho giáo. Lăng Minh Mạng hay còn gọi là Hiếu Lăng nằm bên trên núi Cẩm Khê, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 14km trên quốc lộ 49, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà. Lăng được khởi công xây dựng vào năm 1840, mất 3 năm để hoàn thành. Lăng Minh Mạng là một di tích trong quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 8

Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ, nằm trên một khu đồi núi, sông hồ thoáng mát. Toàn bộ công trình kiến trúc của ông của cũng được xây dựng dựa trên những tư tưởng Nho học là chính. Khuôn viên La Thành có diện tích lên đến 1.750m được sắp xếp tạo nên một quần thể kiến trúc đẹp mắt. Vì lăng Minh Mạng khá rộng nên đến đây, bạn có thể khám phá những địa điểm sau:

Đại Hồng Môn: Đại Hồng Môn có độ cao 9m, rộng 12m và mang những nét đặc trưng của kiến trúc thời nhà Nguyễn.Khu vực bao gồm 3 lối đi và được trang trí khá đẹp. Xưa kia cổng chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào.

Bi Đình: Bi Đình là một khoảng sân rộng nằm ngay sau Đại Hồng Môn. Ở đây có những tấm bia đá ghi lại những chiến công của vua Minh Mạng. Hai bên Bi Đình có hai hàng quan đứng hai bên rất trang nghiêm.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 9

Khu vực tẩm điện: Bước vào bên trong lăng bạn sẽ thấy khu tẩm điện uy nghiêm, sang trọng với công trình Hiển Đức Môn. Công trình được xây trên mảnh đất hình vuông mang ý nghĩa tượng trưng cho thần đất. Đây cũng là nơi có Điện Sùng Ân, được đặt bài vị của nhà vua Minh Mạng và hoàng hậu.

Minh Lâu: Minh Lâu là nơi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng của nhà vua sau khi bãi triều. Thiết kế của Minh Lâu có chút gì đó mang đậm chất Phương Đông vừa cổ kính nhưng không kém phần tươi sáng, thơ mộng.

Bửu Thành: Nằm giữa hồ Tân Nguyệt, Bửu Thành là địa điểm không nên bỏ lỡ khi đến lăng Minh Mạng. Đi qua cầu Thông Minh Trực, bạn sẽ thấy nơi yên nghỉ của nhà vua nằm giữa đồi mang tên Khai Trạch Sơn.

Cầu Thông Minh Trực: Cầu Thông Minh Trực cũng là địa điểm được du khách check in nhiều khi đến Hiếu Lăng. Cây cầu được lát bằng đá, gồm 17 bậc thềm, hai bên đầu cầu là cổng tam quan được chạm trổ họa tiết hình rồng phượng công phu, tăng thêm nét uy nghiêm cho lăng tẩm của vua.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 10

Vì nơi đây là di tích lịch sử nên khi ghé thăm, du khách chú ý không tùy tiện dẫm đạp hay sờ lên những đồ vật xung quanh khi chưa được sự cho phép. Ngoài ra, để có trải nghiệm tham quan thoải mái nhất, bạn nên chuẩn bị cho mình trang phục thoải mái, giày dép dễ đi và nước uống.

 

4, Lăng Khải Định

Lăng Khải Định Huế, công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn là một trong những lăng tẩm đẹp, độc đáo nhất trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, gây ấn tượng với nhiều trường phái kiến trúc ngoại quốc khác nhau.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 11

Lăng Khải Định là lăng mộ vị vua thứ 12 nhà Nguyễn – Khải Định. Lăng vua Khải Định nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, tọa lạc trên núi Châu Chữ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km. Tổng thể lăng Khải Định Huế là một khối nổi hình chữ nhật, gồm có 127 bậc thang, qua 37 bậc đầu tiên là cổng Tam Quan, tiếp đến là Nghi Môn và sân Bái Đính, trên cao là hai tầng sân, mỗi tầng cách nhau 13 bậc, Cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất.

Lăng Khải Định có lối kiến trúc giao thoa hài hòa giữa phong cách Á – Âu, cổ điển và hiện đại. Điều này được thể hiện qua các khu vực tham quan nổi bật bên trong lăng:

Cổng Tam Quan:

Cổng Tam Quan nổi bật với lối kiến trúc uy nghiêm, bề thế, là lối dẫn vào tham quan lăng Khải Định Huế, bạn sẽ cần bước qua 37 bậc đầu tiên để đến nơi. Các trụ tại khu vực cổng Tam Quan được xây dựng theo phong cách Ấn Độ giáo, cho thấy sự giao thoa văn hóa, kiến trúc Việt Ấn độc đáo.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 12

Nghi Môn và sân Bái Đính:

Đến khu vực Nghi Môn và sân Bái Đính, ở đó, bạn sẽ choáng ngợp khi được chiêm ngưỡng tượng các cận thần và binh lính xếp thành bốn hàng đối xứng, các tượng đều được trạm trổ những họa tiết vô cùng tinh xảo.

Cung Thiên Định:

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 13

Cung Thiên Định nằm ở tầng thứ 5 cao nhất, là nơi chôn cất thi thể của vua Khải Định, và cũng là khu vực tham quan độc đáo nhất, cho thấy sự sáng tạo, phá cách và yêu nghệ thuật của vị vua triều Nguyễn. Trong cung có Điện Khải Thành, là nơi đặt án thờ và thi hài vua Khải Định, phía dưới điện đặt thi hài vua, bên trên là tượng đồng vua Khải Định. Kiến trúc ở Điện Khải Thành cho thấy sự công phu và tinh xảo. Giữa Điện Khải Thành là chính tẩm, có Bửu Tán nặng 1 tấn làm từ bê tông cốt thép, nhưng nhìn vào vô cùng thanh thoát, mềm mại.

 

5, Lăng Dục Đức

Dân gian có câu: “Sướng như vua”, quả có như vậy, nhưng không chính xác hoàn toàn bởi vì có những vị vua như vua Dục Đức là minh chứng xác đáng để phủ nhận thành ngữ trên. Lăng vua Dục Đức hay An Lăng có lối kiến trúc vô cùng đơn sơ, khiêm tốn và giản dị. Lăng Dục Đức là một di tích trong quần thể di tích Cố Đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Khu lăng mộ nằm ở phường An Cựu, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố chưa đầy 2km.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 14

Lăng gồm hai khu vực: điện Long Ân và lăng mộ vua cùng Hoàng hậu, đều lấy cồn Phước Quả ở đàng trước làm tiền án, khe Mụ Niệm chảy qua trước mặt làm yếu tố minh đường và dùng ngọn núi Tam Thai ở đằng sau làm hậu chẩm.

Khu vực lăng mộ hình chữ nhật, có diện tích 3.445m2, bên trong không có Bi Đình và tượng đá như các lăng vua khác. Muốn vào lăng phải đi qua hai cổng tam quan, có mái giả bằng xi măng. Chính giữa Bửu Thành có một nhà Huỳnh Ốc dạng phương đình, thay thế cho nhà bia. Bên trong nhà Huỳnh Ốc không có bi ký, thay vào đó là một sập đá và kỷ đá dùng để bày hương án và hào soạn mỗi khi cúng giỗ nhà vua. Hai bên tả, hữu là mộ vua Dục Đức và Hoàng hậu Từ Minh. Đáng chú ý là tấm bình phong trước mộ vua có chữ “song hỷ” đắp bằng sành sứ! “Hỷ” trong Hán tự nghĩa là “vui mừng”. Quả là lạ khi có một biểu tượng về sự mừng vui trong một cái chết oái oăm đầy khổ ải của ông vua bất hạnh này.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 15

Điện Long Ân ở trung tâm khu vực tẩm là một công trình được xây cất theo khuôn mẫu của các ngôi điện có ở Huế. Bên trong hiện có 3 án thờ thờ bài vị của các vua: Dục Đức và vợ, Thành Thái và Duy Tân.

Phía sau điện Long Ân ngày xưa là chốn hậu cung của các bà vợ vua, giờ đây được mở rộng và chỉnh trang thêm. Đó cũng là nơi yên nghỉ của hai ông vua Thành Thái và Duy Tân- những người dám đổi ngai vàng để giành độc lập, chủ quyền cho dân tộc để rồi chọn cái chết và chôn trong những nấm mồ đơn sơ, giản dị như tấm lòng của hai ông. Trong khu vực này còn có mộ của các bà vợ vua Thành Thái, mộ công chúa Lương Linh, mộ bà Mai Thị Vàng, vợ vua Duy Tân và một số lăng mộ của các hoàng thân anh em với vua Duy Tân. Khu vực An Lăng còn có 39 lăng mộ các ông hoàng, bà chúa và 121 ngôi mộ đất thuộc Đệ tứ Chánh hệ.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 16

Hiện thực lịch sử thật đa dạng và lắm biến cố, sự hiện hữu của An Lăng là một biểu hiện cụ thể của tính đa dạng đó. Nếu du khách đến Huế để tham quan lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị… thì xin hãy đến lăng Dục Đức với tư cách thăm viếng. Xin hãy đốt một nén nhang, nghiêng mình tưởng niệm anh linh của hai ông vua yêu nước Thành Thái và Duy Tân cũng như để “an ủi” linh hồn của ông vua xấu số Dục Đức.

 

6, Lăng Thiệu Trị

Lăng Thiệu Trị hay còn gọi là Xương Lăng là một trong những khu lăng nổi tiếng ở Huế. Nằm trong khu vực phong cảnh hữu tình, nổi bật với kiến trúc lăng độc đáo, nhiều nét chạm khắc tinh xảo, hài hòa, lăng vua Thiệu Trị Huế vẫn luôn là điểm đến giàu giá trị lịch sử, thu hút được đông đảo các tín đồ xê dịch ghé thăm khi tới cố đô.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 17

Lăng Thiệu Trị thuộc làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách kinh thành Huế khoảng 8km. Xương lăng là lăng duy nhất hướng mặt về hướng Tây bắc, hướng không được dùng đến trong các công trình kiến trúc cung điện, lăng tẩm thời nhà Nguyễn. Xung quanh lăng được bao quanh bởi những cánh đồng lúa, những vườn cây xanh. Lăng được khởi công vào năm 1848 và chỉ mất 3 tháng để hoàn thành các công trình kiến trúc chính.

Bao quanh lăng vua Thiệu Trị là khung cảnh thanh bình của đồng quê, cây cối xanh tươi, ruộng đồng xanh ngát trải dài, cùng với đó là hệ thống lăng của mẹ, vợ, các ông hoàng, bà chúa, con vua Thiệu Trị quây quần, đoàn tụ bên nhau. Lăng vua Thiệu Trị quay mặt về hướng Tây Bắc, chọn hướng chưa từng được dùng trong các công trình kiến trúc nổi bật ở Huế thời bấy giờ, nhưng xét về phong thủy thì ở vào vị thế “sơn chỉ thủy giao”.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 18

Cấu trúc lăng vua Thiệu Trị Huế bao gồm 2 khu vực chính: trục lăng ở phía bên phải, trục tẩm ở phía bên trái.

Khu lăng:

Khu vực chính lăng tọa lạc ở nơi có địa thế đẹp, phía trước là hồ Nhuận Trạch, thông với hồ Điện ở khu vực Tẩm qua hệ thống cống ngầm. Phía sau hồ Nhuận Trạch là bức bình phong và Nghi Môn bằng đồng đúc theo kiểu “long vân đồng trụ” dẫn vào sân Bái Đình, dẫn tiếp đến Bi Đình và lầu Đức Hinh.

Ở hai bên sân chầu là hai hàng tượng đá, đặc trưng cho nghệ thuật tạc tượng vào nửa đầu thế kỷ XIX ở Huế. Ngay sau hồ Nhuận Trạch là một nghi môn bằng đồng đúc theo kiểu “long vân đồng trụ” dẫn vào sân Bái Đình rộng lớn. Tiếp đến là Bi Đình và Lầu Đức Hinh nằm trên đồi cong dạng mai rùa. Hai bên sân Bái Đình có hàng tượng đá tái hiện hình ảnh các quan văn võ, các loài vật dùng để cưỡi như ngựa, voi.

Khu tẩm:

Khu điện thờ này cách lầu Đức Hinh 100m về phía trái, được xây dựng theo cách riêng. Lầu Đức Hinh ngự trên một quả đồi thấp hình mai rùa. Ngày nay công trình đã sụp đổ, chỉ còn lại phần nền và bậc cấp. Theo các hình ảnh tư liệu xưa, lầu Đức Hinh mang dáng dấp như Minh Lâu ở lăng Minh Mạng. Sau lầu Đức Hinh là hai vườn hoa nằm đối xứng hai bên, tương tự hai vườn hoa sau Minh Lâu ở lăng Minh Mạng. Kế tiếp là hồ Ngưng Thúy án ngữ trước tòa Bửu Thành gồm có 3 cây cầu: Cầu Chánh Trung ở giữa, bên phải là Cầu Đông Hòa, bên trái có Cầu Tây Đình, đến tâm cấp vào Bửu Thành, nơi cất đặt thi hài vua Thiệu Trị. Nghi Môn được xây dựng bằng đá cẩm thạch, đi qua Nghi Môn, bước lên 3 bậc tam cấp qua Hồng Trạch Môn sẽ đến điện Bửu Đức. Hồng Trạch Môn là cánh cổng có dạng vọng lâu, kiến trúc mang nhiều nét tương đồng với Hiển Đức Môn ở lăng Minh Mạng và Khiêm Cung Môn ở lăng Tự Đức sau này.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 19

Dù có nhiều điểm tương đồng với lăng Gia Long và lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị vẫn những nét rất riêng, có thể coi là độc nhất vô nhị. Nơi an nghỉ của vua Thiệu Trị có cảnh quan thanh bình, tạo cảm giác an yên cho du khách mỗi khi ghé thăm nơi đây.

 

7, Lăng Đồng Khánh

Cùng với lăng Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định,… lăng Đồng Khánh hay còn gọi là Tư Lăng được mệnh danh là một trong bảy lăng tẩm đẹp nhất ở cố đô Huế. Lăng Đồng Khánh là nơi yên nghỉ của vị vua vắn số và có thời gian trị vị ngắn ngủi lại đầy biến động – Đồng Khánh.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 20

Lăng vua Đồng Khánh là một công trình cổ kính – công trình quan trọng trong quần thể di tích cố đô Huế, nằm giữa hai lăng Thiệu Trị và Tự Đức. Lăng tẩm của vị vua thứ 9 của nhà Nguyễn tọa lạc giữa 1 vùng quê tĩnh mịch, thuộc địa phận làng Cư Sĩ, tổng Dương Xuân, ngày nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân thuộc thành phố Huế.

Trải qua quá trình xây dựng kéo dài trong hoàn cảnh lịch sử phức tạp và rối ren nên cấu trúc và các yếu tố kiến trúc lăng vua Đồng Khánh cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Điều dễ nhận thấy nhất chính là công trình không còn mang nghệ thuật truyền thống thuần túy mà đã có nhiều nét mới lạ, pha trộn với các giá trị kiến trúc phương Tây.

Về cấu trúc chính thì ở cả hai khu vực lăng và tẩm có khoảng 20 công trình lớn nhỏ với mật độ tương đối dày đặc. Lăng vua quay về hướng Đông – Đông Nam, lấy núi Thiên Thai, đồi Thiên An cách đó khoảng 3km làm tiền án, ngay trước mặt có đào ao hồ bán nguyệt để hợp thành yếu tố “minh đường”.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 21

Công trình chính có giá trị cao và nổi bật nhất về mặt kiến trúc, hội họa, trang trí ở lăng Đồng Khánh chính là điện Ngưng Hy. Toàn bộ khu vực điện có ba hệ thống vì kèo, được ghép lại với nhau theo hình chữ “tam”, có thêm hai hệ thống máng xối ở giữa. Nội thất bên trong điện được chạm khắc vàng son lộng lẫy, trang trí bởi hàng trăm hình ảnh và câu thơ, các pano cùng hệ thống liên ba đố bản. Ngoài ra còn có nhiều hình ảnh trang trí độc đáo mô tả cảnh sinh hoạt của 24 câu chuyện trong “nhị thập tứ hiếu”. Có thể nói điện Ngưng Hy chính là nơi bảo lưu tốt nhất nghệ thuật sơn mài truyền thống của dân tộc, là một trong bốn lăng tẩm đẹp nhất ở Huế sử dụng hình ảnh nổi bằng đất nung tráng men màu trong trang trí ngoại thất, trải qua bao mùa nắng mưa xứ Huế vẫn giữ được độ bền đẹp.

Đặc biệt công trình lăng tẩm nhà Nguyễn này lưu giữ lại một nét Á Đông hiếm hoi. Đó là bức bình phong trước lăng mộ thể hiện sự trường thọ của Đức Vua, xem như bù đắp cho chuỗi ngày ngắn ngủi tại vị của vua Đồng Khánh. Ngay mặt sau lăng có hai con cá chép xây bằng xi măng, vật liệu mới của Pháp, phía trên có hai con rồng chầu mặt trời biểu thị tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng.

tham quan 7 khu lang tam dep nhat xu hue 2020 22

Có thể nói lăng vua Đồng Khánh là công trình mang tính sáng tạo, thử nghiệm ở buổi đầu của thời kỳ du nhập kiến trúc hiện đại từ phương Tây. Nếu có dịp du lịch Huế bạn nhớ dành thời gian tham quan và tìm hiểu lăng Đồng Khánh với vẻ đẹp cổ kim hòa hợp độc đáo này nhé!

 

Trên đây là 7 lăng tẩm đẹp nhất ở Huế mà Yourtour muốn giới thiệu đến du khách. Các lăng tẩm Huế được xây dựng từ khi vua còn tại vị nên đây không phải là chốn mộ địa u buồn mà có phong cảnh hữu tình với những chạm khắc tinh xảo, hài hòa với thiên nhiên. Nếu có dịp ghé thăm Huế, bạn hãy dành thời gian ghé thăm những nơi này nhé!

(Yourtour.vn)

Bài viết liên quan
Contact Me on Zalo
0981 212 911